Người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển bị xử phạt bao nhiêu?
- Người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển không?'
- Thời hiệu xử phạt đối với người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển là bao lâu?
Người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biết người khác gặp nạn nhưng không thông tin kịp thời để lực lượng chức năng đến cứu nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không đủ điều kiện hoặc bất khả kháng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp cận.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ.
Và theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
...
Như vậy, trường hợp người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi cá nhân.
Người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển không?'
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển.
Thời hiệu xử phạt đối với người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 24; các khoản 7, 8, 9 Điều 27 của Nghị định này là hành vi vi phạm đang được thực hiện.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?
- Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?
- Cách viết mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ? Tải về mẫu hợp đồng lao động?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?