Người bệnh không được phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele khi nào? Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele ra sao?
Người bệnh không được phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele khi nào?
Phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RECTOCELE
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chống chỉ định chung của can thiệp ngoại khoa.
- Viêm nhiễm vùng tầng sinh môn, viêm ống hậu môn, viêm âm đạo.
...
Theo đó, phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele sẽ chống chỉ định trong trường hợp sau:
- Chống chỉ định chung của can thiệp ngoại khoa.
- Viêm nhiễm vùng tầng sinh môn, viêm ống hậu môn, viêm âm đạo.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên sẽ không được phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele.
Phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele (Hình từ Internet)
Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele ra sao?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RECTOCELE
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hay ngoại chung, bác sỹ sản phụ khoa.
2. Người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh và gia đình, hoàn thành các thủ tục, hồ sơ
- Thụt tháo, làm sạch đại tràng kèm hoặc không kèm dùng thuốc rửa đường miệng
- Người bệnh cần được giải thích kỹ về khả năng phẫu thuật thất bại hoặc sửa chữa chức năng không hoàn chỉnh khiến các triệu chứng cải thiện kém hoặc không cải thiện; và nguy cơ tái phát.
- Vệ sinh vùng mổ.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, tấm lưới MESH Prolene.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút.
...
Theo đó, trước khi thực hiện phẫu thuật thì cần phải chuẩn bị đầy đủ theo các bước sau:
Bước 1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hay ngoại chung, bác sỹ sản phụ khoa.
Bước 2. Người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh và gia đình, hoàn thành các thủ tục, hồ sơ
- Thụt tháo, làm sạch đại tràng kèm hoặc không kèm dùng thuốc rửa đường miệng
- Người bệnh cần được giải thích kỹ về khả năng phẫu thuật thất bại hoặc sửa chữa chức năng không hoàn chỉnh khiến các triệu chứng cải thiện kém hoặc không cải thiện; và nguy cơ tái phát.
- Vệ sinh vùng mổ.
Bước 3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, tấm lưới MESH Prolene.
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút.
Như vậy, người thực hiện phải tuân thủ 4 bước cụ thể như trên để đảm bảo thực hiện phẫu thuật an toàn.
Sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele thì người bệnh phải theo dõi ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RECTOCELE
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: Chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml - 1000ml sau mổ.
- Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
- Săn sóc vết mổ: Thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
- Người bệnh được cho táo bón 3-5 ngày, nhịn ăn và nuôi dưỡng tĩnh mạch. Sau đó duy trì ăn chế độ ăn nhuận tràng và uống đủ nước. Thuốc: Kháng sinh tiêm tĩnh mạch hai loại kết hợp (Beta-lactam và metrodinazole), giảm đau paracetamol, dịch truyền đường đạm nuôi dưỡng, thuốc dạ dày nếu cần.
- Thay băng 3 lần/ngày với các dung dịch sát khuẩn sao cho vết thương liền từ sâu ra nông, phát hiện sớm các dấu hiệu tụ dịch, nhiễm trùng vết mổ.
2. Xử trí tai biến:
a. Đau sau mổ: Thông thường người bệnh đau ít. Dùng thuốc giảm đau paracetamol, ngâm hậu môn nước ấm cũng là biện pháp giảm đau tốt.
b. Chảy máu: Tùy mức độ, có thể băng ép hoặc đốt điện, khâu cầm má.
c. Nhiễm trùng tại chỗ (tụ dịch vết mổ, nhiễm trùng vết mổ): Cần phát hiện sớm, điều trị bằng chăm sóc vết mổ tại chỗ. Trường hợp nhiễm trùng nặng, toàn trạng người bệnh kém, suy kiệt cần điều trị tích cực: Kháng sinh toàn thân mạnh, nâng cao thể trạng, chữa các bệnh phối hợp. Nếu không hiệu quả, cần mổ lại để loại trừ ổ nhiễm trùng, lấy bỏ tấm lưới nhân tạo (rất hiếm gặp nếu điều trị, theo dõi sát).
Theo đó, sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh Rectocele thì người bệnh phải theo dõi như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?