Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh với người này?

Tôi xin hỏi người đang bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị bệnh truyền nhiễm này hay không? Câu hỏi của anh A đến từ (Bình Thuận)

Người đang bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không?

Người đang bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: "Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm."

Căn cứ theo khoản 8 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:

Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Theo đó người đang bị bệnh truyền nhiễm sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh trừ trường hợp phía người nước ngoài cho phép nhập cảnh.

người bị bệnh truyền nhiễm

Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? (Ảnh từ Internet)

Thời gian tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị bệnh truyền nhiễm là bao lâu?

Thời gian tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị bệnh truyền nhiễm là bao lâu, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Theo đó thời gian tạm hoãn xuất cảnh của người bị bệnh truyền nhiễm sẽ không quá 06 tháng và có thể gia hạn mỗi lần không quá 06 tháng theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị bệnh truyền nhiễm không?

Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị bệnh truyền nhiễm không, căn cứ theo khoản 8 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:

Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
8. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
10. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.
11. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
12. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.

Theo đó thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn xuất cảnh thì Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay. Do đó Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
648 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào