Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do bị nghiện ma túy có được yêu cầu người đại diện hay không?
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do bị nghiện ma túy có được yêu cầu người đại diện hay không?
- Các giao dịch do người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy xác lập đều có hiệu lực đối với người được đại diện?
- Khi nào thì người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy chấm dứt quyền đại diện?
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do bị nghiện ma túy có được yêu cầu người đại diện hay không?
Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 về người đại diện theo pháp luật của cá nhân, thì đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện sẽ do Tòa án chỉ định.
Như vậy, người nghiện ma túy dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đồng thời Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người này và phạm vi đại diện.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do bị nghiện ma túy có được yêu cầu người đại diện hay không? (Hình từ Internet)
Các giao dịch do người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy xác lập đều có hiệu lực đối với người được đại diện?
Như có đề cập ở trên thì Tòa án sẽ quyết định phạm vi đại diện đối với người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy.
Phạm vi đại diện được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện được quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Theo đó, đối với các giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp có nêu ở trên.
Khi nào thì người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy chấm dứt quyền đại diện?
Thời hạn đại diện được quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
...
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy sẽ chấm dứt quyền đại diện trong các trường hợp:
+ Người được đại diện là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục.
+ Người được đại diện là cá nhân chết.
+ Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?