Người bị nhiễm bệnh lậu có khả năng bị vô sinh đúng không? Triệu chứng của nhiễm bệnh lậu là gì?
Người bị nhiễm bệnh lậu có khả năng bị vô sinh đúng không?
Việc nhiễm bệnh lậu được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn. Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh. Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca. Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis được phát hiện ở 10-40% số người mắc bệnh lậu.
Theo quy định trên, ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh.
Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
Do đó, người bị nhiễm bệnh lậu vẫn có khả năng bị vô sinh.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca.
Nhiễm bệnh lậu (Hình từ Internet)
Triệu chứng của nhiễm bệnh lậu là gì?
Nhiễm bệnh lậu sẽ có những triệu chứng được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
- Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh ở nam giới trung bình từ 3-5 ngày. Ở nữ giới thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
- Nhiễm lậu cầu không biến chứng:
+ Nam giới: thường có biểu hiện tiết dịch niệu đạo và tiểu buốt. Khám thấy dịch tiết niệu đạo có thể ít hoặc nhiều, nhầy hoặc mủ.
+ Nữ giới: thường không có triệu chứng cơ năng, dưới 50% bệnh nhân có tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục. Khám thấy dịch âm đạo và viêm cổ tử cung, có thể có mủ. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng nên không được phát hiện và điều trị.
+ Lậu trực tràng: phần lớn không có triệu chứng ở cả hai giới; đôi khi có đau hoặc tiết dịch ở hậu môn, trực tràng.
+ Lậu hầu họng: chủ yếu không có triệu chứng, có thể đau họng nhẹ và viêm họng.
- Nhiễm lậu cầu có biến chứng:
+ Ở nam giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh. Nguy cơ biến chứng tăng lên khi bị tái nhiễm nhiều lần.
+ Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng và áp xe vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
+ Ở trẻ sơ sinh, viêm kết mạc mắt do lậu có biểu hiện chảy mủ ở mắt và sưng mí mắt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét, sẹo giác mạc và mù.
Chẩn đoán bệnh lậu được thực hiện thế nào?
Các bước chẩn đoán bệnh lậu được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU
...
2.3. Chẩn đoán bệnh lậu
2.3.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng:
+ Tiết dịch hoặc mủ ở niệu đạo/âm đạo, kèm tiểu buốt.
+ Có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn.
- Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram (bệnh phẩm dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung) thấy song cầu Gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu nhuộm Gram âm tính cần thêm ít nhất một trong hai xét nghiệm nuôi cấy hoặc xét nghiệm khuếch đại axit nucleic để khẳng định chẩn đoán.
+ Nuôi cấy: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lậu.
+ Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic.
- Tại cơ sở không có đủ điều kiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị có thể dựa vào lâm sàng. Tại cơ sở có điều kiện, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm.
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lậu sinh dục:
+ Nhiễm Chlamydia trachomatis
+ Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
+ Nấm Candida âm hộ - âm đạo
+ Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma.
+ Viêm niệu đạo, âm đạo do các căn nguyên khác: nhiễm khuẩn (E. coli, liên cầu nhóm A, Proteus,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (chấn thương, viêm da tiếp xúc kích ứng, các bệnh viêm hệ thống như Behcet,…).
- Lậu hậu môn trực tràng: chẩn đoán phân biệt với viêm trực tràng do các nguyên nhân khác như Chlamydia trachomatis, Herpes simplex, nấm… và các viêm trực tràng hậu môn không do nhiễm trùng.
- Lậu hầu họng: chẩn đoán phân biệt với viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút…
- Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc sơ sinh do nguyên nhân khác như tụ cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae…
Như vậy, việc chẩn đoán bệnh lậu gồm chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt được quy định cụ thể tại tiểu mục 2.3 Mục 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?