Người bị nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường K bị vô sinh thì có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không?
- Người bị nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường K bị vô sinh thì có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không?
- Mức trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hóa học như thế nào?
- Người bị nhiễm chất độc hóa học thì có được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hay không?
Người bị nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường K bị vô sinh thì có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp sau thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”:
a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
2. Chính phủ quy định chi tiết địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì người bị nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường K bị vô sinh thì đã đủ điều kiện và tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Bị nhiễm chất độc hóa học (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hóa học như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Người bị nhiễm chất độc hóa học thì có được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:
a) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này thì được hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên;
b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này mà không mắc bệnh hoặc mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% thì được hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên quy định tại điểm a khoản này;
c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể;
d) Bệnh binh thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%;
đ) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học và thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản này.
2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên.
3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
4. Bảo hiểm y tế.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
6. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Theo đó, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Trong đó có chế độ ưu đãi điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;
Như vậy, có thể thấy rằng Người bị nhiễm chất độc hóa học thì được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?