Người bị tạm giữ có được đem máy nghe ca nhạc vào buồng tạm giữ không? Khi phát hiện đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ thì cán bộ có trách nhiệm lập biên bản thu giữ không?
- Buồng tạm giữ được hiểu như thế nào?
- Người bị tạm giữ có được đem máy nghe ca nhạc vào buồng tạm giữ không?
- Khi phát hiện đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ thì cán bộ có trách nhiệm lập biên bản thu giữ không?
- Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm ở buồng tạm giữ có phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý không?
Buồng tạm giữ được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Buồng tạm giữ là nơi tạm giữ người đang trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giữ” theo quy định.
...
Theo đó, buồng tạm giữ được hiểu là nơi tạm giữ người đang trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giữ” theo quy định.
Buồng tạm giữ
Người bị tạm giữ có được đem máy nghe ca nhạc vào buồng tạm giữ không?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định như sau:
Danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam
1. Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
3. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
4. Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...).
5. Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
6. Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
7. Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
8. Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.
9. Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).
10. Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.
11. Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc người bị tạm giữ không được đem máy nghe ca nhạc vào buồng tạm giữ vì máy nghe ca nhạc thuộc vào danh mục đồ vật cấm đưa buồng tạm giữ.
Khi phát hiện đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ thì cán bộ có trách nhiệm lập biên bản thu giữ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm như sau:
Việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm
1. Khi phát hiện việc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ. Những đồ vật cấm nghi là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác, ma túy phải niêm phong, có chữ ký của người vi phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc khi phát hiện việc đưa máy nghe ca nhạc (đồ vật cấm) vào buồng tạm giữ thì cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có).
Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ.
Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm ở buồng tạm giữ có phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý không?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm như sau:
Việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm
...
2. Trường hợp không xác định được đối tượng đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì khi thu giữ phải có ít nhất 02 người bị tạm giữ, người bị tạm giam chứng kiến ký biên bản, niêm phong (nếu có) và tổ chức xác minh làm rõ để xử lý.
3. Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý và tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
4. Việc thu giữ, giao nhận đồ vật cấm phải lập biên bản và vào sổ theo dõi.
Theo đó, cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý và tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?