Người bị tạm giữ có quyền và nghĩa vụ gì khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ?
- Người bị tạm giữ có được tiếp tục khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định giải quyết khiếu nại trước đó hay không?
- Người bị tạm giữ có những quyền gì khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ?
- Người bị tạm giữ có những nghĩa vụ gì khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ?
Người bị tạm giữ có được tiếp tục khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định giải quyết khiếu nại trước đó hay không?
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Như vậy, người bị tạm giữ có quyền tiếp tục khiếu nại sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền nếu cảm thấy quyết định giải quyết đó chưa thỏa đáng.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Theo đó, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Hình từ Internet)
Người bị tạm giữ có những quyền gì khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ?
Theo khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, người bị tạm giữ khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ thì có những quyền như sau:
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
- Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người bị tạm giữ có những nghĩa vụ gì khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ?
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
...
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, khi tiến hành khiếu nại quyết định của người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, người bị tạm giữ có những nghĩa vụ như sau:
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?