Người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai thì có bị áp dụng hình phạt tử hình nữa hay không?
- Người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai thì có bị áp dụng hình phạt tử hình nữa hay không?
- Người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai và được chuyển thành tù chung thân được nghỉ lao động trong trại giam không?
- Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng khi con mấy tuổi?
Người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai thì có bị áp dụng hình phạt tử hình nữa hay không?
Quy định về tử hình tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Theo quy định trên, sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu người này mang thai.
Do đó, người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai sẽ không bị thi hành án từ hình và được chuyển thành tù chung thân.
Người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai thì có bị áp dụng hình phạt tử hình nữa hay không? (Hình từ Internet)
Người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai và được chuyển thành tù chung thân được nghỉ lao động trong trại giam không?
Việc người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai và được chuyển thành tù chung thân được nghỉ lao động trong trại giam không được quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi
...
2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sỹ hoặc bác sỹ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ thai sản như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
Theo quy định trên, người bị tuyên án tử hình nhưng sau đó mang thai và được chuyển thành tù chung thân được nghỉ lao động trong trại giam trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng khi con mấy tuổi?
Quy định việc phạm nhân nữ sinh con trong trại giam phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng tại khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi
...
5. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
...
Như vậy, phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng.
Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?