Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì có phải nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp hay không?
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì có phải nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp hay không?
- Trường hợp nào người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì phải ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt?
- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là bao lâu?
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì có phải nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp hay không?
Căn cứ Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, đối với trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính chết thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Đồng thời, tại Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng có quy định, trường hợp người bị xử phạt đã chết thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khi bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, bao gồm:
(1) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
(2) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
(3) Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
(4) Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
(5) Buộc lập hóa đơn theo quy định.
(6) Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
(7) Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
(8) Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
(9) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Theo đó, đối với trường hợp, người bị xử phạt chết thì không phải thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Cụ thể trong trường hợp này đó là phải nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì những người sau đây có trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp của cá nhân đã chết:
- Những người nhận thừa kế di sản từ người chết phải nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản thừa kế chưa được chia thì người quản lý di sản có nghĩa vụ nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế có nghĩa vụ nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhận di sản theo di chúc thì có trách nhiệm nộp lại số tiền thuế đã chậm nộp như người thừa kế là cá nhân.
- Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì có phải thi hành quyết định xử phạt? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì phải ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì việc ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế được áp dụng trong trường hợp người bị xử phạt chết và trong quyết định xử phạt không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Quá thời hiệu thi hành nêu trên mà cơ quan thuế chưa thực hiện giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì không thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?