Người chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ thì có được cấp giấy chứng nhận hay văn bản nào xác nhận không?
Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ quản lý người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 65/2019/TT-BCA có quy định về hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án như sau:
"Điều 8. Hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án
1. Hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng (sau đây gọi là hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án) gồm các hồ sơ sau:
a) Hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
c) Hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cấm cư trú;
d) Hồ sơ kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế;
đ) Hồ sơ quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù;
e) Hồ sơ quản lý người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
g) Hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
2. Trưởng Công an cấp xã tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã để lập các loại hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này đảm bảo đúng thời hạn và có đủ các tài liệu theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện quy định tại điểm g khoản 1 Điều này và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã."
Như vậy, theo quy định trên, Trưởng Công an cấp xã tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã để lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Việc lập hồ sơ này cần đảm bảo đúng thời hạn và có đủ các tài liệu theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ của người chấp hành án sau khi được lập?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 65/2019/TT-BCA có quy định như sau:
"Điều 8. Hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án
...
3. Công an cấp xã quản lý các loại hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án và bổ sung các tài liệu vào hồ sơ trong quá trình chấp hành án."
Đồng thời, khoản 4 Điều này quy định về trách nhiệm của Công an cấp xã như sau:
"4. Công an cấp xã tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện bàn giao hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn chấp hành án;
b) Người chấp hành án phạm tội mới đã có quyết định khởi tố bị can của cơ quan tiến hành tố tụng;
c) Có quyết định của Tòa án về buộc chấp hành hình phạt tù hoặc quyết định áp giải chấp hành hình phạt tù của bản án;
d) Có quyết định hủy bản án, quyết định thi hành án;
đ) Người chấp hành án được thay đổi nơi cư trú;
e) Người chấp hành án chết."
Người chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ thì có được cấp giấy chứng nhận hay văn bản nào xác nhận không?
Người chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ thì có được cấp giấy chứng nhận hay văn bản nào xác nhận không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 65/2019/TT-BCA có quy định như sau:
"Điều 15. Thực hiện thủ tục kết thúc thi hành án hình sự tại cộng đồng
1. Cấp giấy chứng nhận cho người chấp hành xong án phạt:
a) Khi người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện chấp hành xong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế chấp hành xong án phạt, Công an cấp xã tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã làm có văn bản báo cáo tình hình, kết quả chấp hành án của người chấp hành án và bàn giao hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đúng thời hạn quy định của Luật Thi hành án hình sự. Việc bàn giao hồ sơ phải lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án.
Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chấp hành xong án phạt thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cho họ.
b) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt; cấp giấy đó cho người chấp hành án và gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và lưu hồ sơ thi hành án. Trường hợp không có Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tại thời điểm hết thời hạn chấp hành án thì Trưởng Công an huyện phải có văn bản xác nhận việc chấp hành xong án phạt cấp cho người chấp hành án. Sau khi có Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thì thực hiện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt.
c) Sau khi cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nhập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án vào hồ sơ thi hành án và làm thủ tục kết thúc, nộp lưu hồ sơ thi hành án theo chế độ hồ sơ nghiệp vụ của Bộ Công an."
Theo đó, trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ chấp hành xong án phạt thì sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt, cấp giấy đó cho người chấp hành án và gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?