Người che giấu tội phạm sử dụng trái phép chất cháy làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sử dụng trái phép chất cháy làm chết người được quy định thế nào?
- Người phạm tội sử dụng trái phép chất cháy làm chết người sau khi chấp hành xong hình phạt có đương nhiên được xóa án tích không?
- Người che giấu tội phạm sử dụng trái phép chất cháy làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sử dụng trái phép chất cháy làm chết người được quy định thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 113 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc như sau:
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
...
c) Làm chết người;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người phạm tội sử dụng trái phép chất cháy làm chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Chất cháy (Hình từ Internet)
Người phạm tội sử dụng trái phép chất cháy làm chết người sau khi chấp hành xong hình phạt có đương nhiên được xóa án tích không?
Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...
Theo quy định trên, người phạm tội sử dụng trái phép chất cháy làm chết người sau khi chấp hành xong hình phạt và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm hoặc 03 năm (tùy theo mức án mà người này bị tuyên) thì sẽ đương nhiên được xóa án tích.
Người che giấu tội phạm sử dụng trái phép chất cháy làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội che giấu tội phạm như sau:
Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
...
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
...
Theo khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:
Che giấu tội phạm
...
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Như vậy, người che giấu tội phạm sử dụng trái phép chất cháy làm chết người vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên nếu người che giấu tội phạm này là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?