Người chỉ huy đơn vị chữa cháy có thể bỏ qua việc trinh sát đám cháy để triển khai phương án chữa cháy hay không?
- Người chỉ huy đơn vị chữa cháy có thể bỏ qua việc trinh sát đám cháy để triển khai phương án chữa cháy hay không?
- Người phụ trách trinh sát đám cháy phải nắm vững các nội dung nào khi thực hiện nhiệm vụ của mình?
- Việc trinh sát đám cháy có phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian thực hiện các biện pháp chữa cháy hay không?
Người chỉ huy đơn vị chữa cháy có thể bỏ qua việc trinh sát đám cháy để triển khai phương án chữa cháy hay không?
Người chỉ huy đơn vị chữa cháy có thể bỏ qua việc trinh sát đám cháy để triển khai phương án chữa cháy hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc trinh sát đám cháy như sau:
Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn
...
2. Nhiệm vụ của trinh sát:
a) Trinh sát đám cháy: Xác định có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn; các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy; vị trí, khu vực cần triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, ngăn chặn cháy lan; khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy hiện có của cơ sở để phục vụ chữa cháy và các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy; những dấu vết, vật chứng liên quan đến đám cháy (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân xảy ra cháy;
b) Trinh sát sự cố, tai nạn: Xác định rõ số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn, phương tiện, tài sản đang bị đe dọa bởi các yếu tố nguy hiểm; đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn; các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như của lực lượng cứu nạn, cứu hộ; vị trí thích hợp để bố trí các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ; các biện pháp cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; những dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn.
3. Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn và lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện có, người chỉ huy có thể quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt đám cháy.
...
Theo đó, người chỉ huy đơn vị chữa cháy không được bỏ qua việc trinh sát mà phải căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy mà ra quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt đám cháy.
Người phụ trách trinh sát đám cháy phải nắm vững các nội dung nào khi thực hiện nhiệm vụ của mình?
Căn cứ khoản 2 và khoản 5 Điều 7 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy như sau:
Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn
...
5. Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn có trách nhiệm nắm vững và thực hiện đầy đủ các nội dung trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn quy định tại khoản 2 Điều này; phải mang theo thiết bị bảo hộ cá nhân và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng; kịp thời triển khai các biện pháp khẩn cấp cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt các điểm cháy nếu điều kiện cho phép; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong suốt quá trình trinh sát cho người chỉ huy.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn có trách nhiệm nắm vững và thực hiện đầy đủ các nội dung trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn như sau:
- Trinh sát đám cháy: Xác định có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn; các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy; vị trí, khu vực cần triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, ngăn chặn cháy lan; khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy hiện có của cơ sở để phục vụ chữa cháy và các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy; những dấu vết, vật chứng liên quan đến đám cháy (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân xảy ra cháy;
- Trinh sát sự cố, tai nạn: Xác định rõ số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn, phương tiện, tài sản đang bị đe dọa bởi các yếu tố nguy hiểm; đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn; các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như của lực lượng cứu nạn, cứu hộ; vị trí thích hợp để bố trí các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ; các biện pháp cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; những dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn.
Việc trinh sát đám cháy có phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian thực hiện các biện pháp chữa cháy hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy dịnh về việc thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy như sau:
Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn
..
4. Việc tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn phải thực hiện thường xuyên, liên tục từ khi đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn cho đến khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
...
Từ quy định trên thì người trinh sát đám cháy phải thực hiện nhiệm vụ liên tục để phối hợp với lực lượng chữa cháy cho đến khi đám cháy được dập tắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?