Người chưa đủ 15 tuổi có được tự mình nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn không? Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn được quy định như thế nào?
Người chưa đủ 15 tuổi có được tự mình nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn không?
Theo Điều 3 Thông tư 49/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn (sau đây gọi là khách hàng) bao gồm:
1. Người cư trú là tổ chức, cá nhân.
2. Người không cư trú bao gồm:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
b) Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung);
c) Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu) tháng trở lên.
Và theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 49/2018/TT-NHNN:
Nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn
...
3. Khách hàng thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp luật, người giám hộ gọi chung là người đại diện theo pháp luật).
...
Căn cứ theo các quy định trên người chưa đủ 15 tuổi vẫn có thể gửi tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, người chưa đủ 15 tuổi thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật, người chưa đủ 15 tuổi không thể tự mình nhân chi trả tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn.
Người chưa đủ 15 tuổi có được tự mình nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn không? Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 49/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Lãi suất
1. Tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trong từng thời kỳ.
2. Phương pháp tính lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Phương thức trả lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Theo đó, mỗi tổ chức tín dụng đưa ra quy định về lãi suất tiền gửi có kỳ hạn khác nhau nhưng phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trong từng thời kỳ
- Phương pháp tính lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Phương thức trả lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
- Tuỳ vào lãi suất niêm yết của mỗi tổ chức tín dụng, số tiền gửi, bạn có thể tính lãi gửi tiền gửi có kỳ hạn qua công thức:
+ Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
+ Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Việc kéo dài và chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 49/2018/NHNN và Điều 10 Thông tư 49/2018/NHNN có quy định như sau:
Điều 9. Kéo dài thời hạn gửi tiền
1. Việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.
2. Đối với người không cư trú là tổ chức, cá nhân nước ngoài và người cư trú là cá nhân nước ngoài, thỏa thuận kéo dài thời hạn gửi tiền phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
3. Trường hợp không đủ điều kiện để kéo dài thời hạn gửi tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này, vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn, tổ chức tín dụng chuyển gốc và lãi (nếu có) vào tài khoản thanh toán của khách hàng.
Điều 10. Chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn
1. Việc chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.
2. Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn chi trả trước hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất áp dụng đối với trường hợp rút trước hạn tại thời điểm chi trả trước hạn.
Theo đó,
- Việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.
+ Đối với người không cư trú là tổ chức, cá nhân nước ngoài và người cư trú là cá nhân nước ngoài, thỏa thuận kéo dài thời hạn gửi tiền phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 49/2018/NHNN.
+ Trường hợp không đủ điều kiện để kéo dài thời hạn gửi tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 49/2018/NHNN, vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn, tổ chức tín dụng chuyển gốc và lãi (nếu có) vào tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Việc chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.
+ Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn chi trả trước hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất áp dụng đối với trường hợp rút trước hạn tại thời điểm chi trả trước hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?