Người chưa thành niên chọc chó nhà hàng xóm cắn người khác bị thương thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Chọc chó nhà hàng xóm cắn người khác bị thương có phải bồi thường thiệt hại hay không?
Theo Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
"Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."
Do con bạn chọc chó hàng xóm cắn người khác nên con bạn phải có trách nhiệm bồi thường.
Chọc chó nhà hàng xóm cắn người khác bị thương thì có phải bồi thường hay không? (Hình từ internet)
Trường hợp người chưa thành niên chọc chó gây thiệt hại đến người khác thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Theo khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp này như sau:
"Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường."
Như vậy đối với trường hợp của con bạn chưa thành niên dưới 15 tuổi thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại con gây ra.
Người để chó đi dạo ở ngoài đường mà không đeo rọ mõm hoặc xích lại thì có bị xử phạt không?
Tại Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 có nêu như sau:
"Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Như vậy, nếu trường hợp con bạn chọc chó nhà hàng xóm nhưng con chó này đang ở ngoài đường hoặc nơi công cộng không được trang bị các biện pháp đảm bảo an toàn như đeo rọ mõm hoặc đeo xích chó thì người chủ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) như sau:
"Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?