Người chuẩn bị phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia do bị người khác đe dọa thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người chuẩn bị phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 105 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia như sau:
Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
1. Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện lực, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động;
c) Làm chết 03 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế - xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 303 nêu trên.
Phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Người phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia do bị người khác đe dọa thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
...
Theo quy định trên, người phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia do bị người khác đe dọa thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người chuẩn bị phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về chuẩn bị phạm tội như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 3 Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia như sau:
Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
...
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
...
Như vậy, người chuẩn bị phạm tội phá hủy phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?