Người chuẩn bị phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xin cho hỏi là người phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Người chuẩn bị phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trường hợp người phạm tội tài trợ khủng bố do bị người khác đe dọa thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? - Câu hỏi của anh Thành (TP. HCM).

Người phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tội tài trợ khủng bố

Tội tài trợ khủng bố (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 300 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi khoản 102 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội tài trợ khủng bố
1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Căn cứ trên quy định người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Người chuẩn bị phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về chuẩn bị phạm tội như sau:

Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 300 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội tài trợ khủng bố
...
2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
...

Căn cứ quy định trên thì người chuẩn bị phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp người phạm tội tài trợ khủng bố do bị người khác đe dọa thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Theo điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
...

Căn cứ quy định trên thì người phạm tội tài trợ tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố do bị người khác đe dọa thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tội tài trợ khủng bố
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà thầu vi phạm quy định trong lĩnh vực khảo sát xây dựng để sập cầu qua sông thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cố ý làm lộ clip nóng của bạn gái lên mạng thì đi bao nhiêu năm tù? Bị người khác làm lộ clip nóng lên mạng thì có thể yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Trường hợp chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Truy nã là gì? Trốn truy nã có làm tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Nội dung quyết định truy nã bao gồm những gì?
Pháp luật
Người phạm tội bị kết án với hình phạt tiền thì có án tích không? Người phạm tội phạm nhiều tội thì tổng hợp hình phạt tiền như thế nào?
Pháp luật
Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Bị người khác quay lén tắm thì xử lý thế nào?
Pháp luật
ONS là gì? FWB là gì? Mối quan hệ ONS hoặc FWB có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội tài trợ khủng bố
2,042 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội tài trợ khủng bố Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội tài trợ khủng bố Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào