Người có đất thu hồi nào được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề? Mức hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài?
- Người có đất thu hồi nào được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề?
- Mức hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với người có đất thu hồi được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện áp dụng cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi?
Người có đất thu hồi nào được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề?
Người có đất thu hồi được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề theo quyết định tại Điều 2 Quyết định 12/2024/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người có đất thu hồi bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai (sau đây gọi chung là người có đất nông nghiệp thu hồi);
b) Người thuộc hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 109 Luật Đất đai (sau đây gọi chung là người có đất kinh doanh thu hồi).
2. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Theo đó, người có đất thu hồi được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cụ thể như sau:
- Người thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Đất đai 2024 và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024;
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ có nguồn thu nhập ổn định từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh và được hỗ trợ theo quy định tại khoản 4 Điều 109 Luật Đất đai 2024.
Lưu ý:
Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định 12/2024/QĐ-TTg cũng thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề.
Người có đất thu hồi nào được hưởng chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề? Mức hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với người có đất thu hồi được quy định như thế nào?
Hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với người có đất thu hồi được quy định tại Điều 8 Quyết định 12/2024/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người có đất thu hồi được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Điều kiện vay vốn:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Có đăng ký thường trú trên địa bàn nơi Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết thủ tục cho người có đất thu hồi vay vốn;
d) Có bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật đối với mức vay trên 100 triệu đồng.
3. Mức vay vốn tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
5. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Thời hạn vay vốn tối đa bằng thời hạn hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, không bao gồm thời gian gia hạn hợp đồng.
7. Xử lý nợ rủi ro vốn vay thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn, định kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.
Theo đó, người có đất thu hồi được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức vay vốn tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện áp dụng cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi?
Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện áp dụng cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi được quy định tại Điều 9 Quyết định 12/2024/QĐ-TTg cụ thể như sau:
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi.
(2) Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức việc cho vay đối với người có đất thu hồi theo quy định tại Quyết định này.
(3) Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và khi có yêu cầu, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(4) Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?