Người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật có bị cấm đảm nhiệm chức vụ không?
- Trường hợp người phạm tội gây thiệt hại không lớn thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 2 Điều 372 Bộ luật hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm u khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật như sau:
Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì bị có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật có bị cấm đảm nhiệm chức vụ không?
Căn cứ khoản 4 Điều 372 Bộ luật hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm u khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật như sau:
Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy,, theo quy định, ngoài bị phạt tù thì người có hành vi dùng vũ lực ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp người phạm tội gây thiệt hại không lớn thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người phạm tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật gây thiệt hại không lớn thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?