Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi rằng hiện nay người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Ngoài việc bị phạt tiền người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bổ sung gì không? Căn cứ pháp lý, cảm ơn!

Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó có cụm từ bị thay thế bởi điểm h khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...

9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định này."

Như vậy, đối với hành vi không tuân thủ, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ đối với cá nhân thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc bị phạt tiền người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bổ sung gì không?

Căn cứ khoản 10, khoản 11, khoản 12 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra."

Như vậy, trường hợp bạn đề cập đến là người vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này nên ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ sẽ không phải chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung nào thêm.

Hành vi

Hành vi

Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ có bị tạm giữ phương tiện hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau

"Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33."

Theo đó, người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị tạm giữ phương tiện.

Người thi hành công vụ
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người thi hành công vụ là ai?
Pháp luật
Quy định 183 QĐ/TW về bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án?
Pháp luật
Cá nhân đưa tiền hối lộ cho người thi hành công vụ bị phát hiện sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hay không?
Pháp luật
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại làm việc theo phương thức nào?
Pháp luật
Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được nhận chế độ, chính sách như thế nào?
Pháp luật
Xử phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra tại chốt kiểm dịch ra sao? Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Người thi hành công vụ là ai? Có lời nói đe dọa, lăng mạ người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự?
Hành vi gây thương tích cho người thi hành công vụ bị truy cứu theo tội nào?
Hành vi gây thương tích cho người thi hành công vụ bị truy cứu theo tội nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?
Pháp luật
Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại như thế nào?
Pháp luật
Người thi hành công vụ gây thiệt hại có phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người thi hành công vụ
17,385 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người thi hành công vụ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người thi hành công vụ Xem toàn bộ văn bản về Không chấp hành yêu cầu kiểm tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào