Người có hành vi tổ chức chống phá cơ sở giam giữ nhưng chưa thực hiện được thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người có hành vi tổ chức chống phá cơ sở giam giữ nhưng chưa thực hiện được thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Cá nhân có hành vi chống phá cơ sở giam giữ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Đánh tháo người có hành vi chống phá cơ sở giam giữ thì có vi phạm pháp luật không?
Người có hành vi tổ chức chống phá cơ sở giam giữ nhưng chưa thực hiện được thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về người chuẩn bị phạm tội như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định chuẩn bị phạm thôi là là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Như vậy, việc cá nhân có hành vi tổ chức nhóm chống phá cơ sở giam giữ được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội.
Người chuẩn bị phạm tội chống phá cơ sở giam giữ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015.
Người có hành vi tổ chức chống phá cơ sở giam giữ nhưng chưa thực hiện được thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có hành vi chống phá cơ sở giam giữ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống phá cơ sở giam giữ như sau:
Tội chống phá cơ sở giam giữ
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người có hành vi chống phá cơ sở giam giữ tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội chống phá cơ sở giảm giữ thì mức phạt từ 01 năm đến 05 năm.
Đánh tháo người có hành vi chống phá cơ sở giam giữ thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 387 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù như sau:
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trừ trường hợp đối với người có hành vi chống phá cơ sở giam giữ thì lực lượng công an chấp hành nhiệm vụ được phép đánh tháo mà không vi phạm pháp luật.
Đối với các trường hợp khác thì người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
- Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?