Người có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp phải làm mấy bài kiểm tra đầu vào?
- Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền phải làm mấy bài kiểm tra đầu vào?
- Ai có quyền quyết định về hình thức và nội dung bài kiểm tra đầu vào đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền?
- Chỉ tiêu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền có nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hằng năm không?
- Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Y học cổ truyền như thế nào?
Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền phải làm mấy bài kiểm tra đầu vào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về kiểm tra đầu vào như sau:
Kiểm tra đầu vào
1. Người có nhu cầu đào tạo bổ sung phải thực hiện 2 (hai) bài kiểm tra về kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành/chuyên ngành; mỗi bài phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 5 (năm) điểm trở lên theo thang điểm 10 mới được xét tuyển.
2. Hình thức: trắc nghiệm 90 phút hoặc tự luận 120 phút.
...
Như vậy, theo quy định trên, người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền phải thực hiện 2 bài kiểm tra về kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành/chuyên ngành.
Mỗi bài phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 mới được xét tuyển.
Hình thức kiểm tra đầu vào là trắc nghiệm 90 phút hoặc tự luận 120 phút.
Đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định về hình thức và nội dung bài kiểm tra đầu vào đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về kiểm tra đầu vào như sau:
Kiểm tra đầu vào
...
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định về hình thức, nội dung bài kiểm tra và thông báo công khai trước 45 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký đào tạo bổ sung.
Theo đó, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định về hình thức, nội dung bài kiểm tra đầu vào và thông báo công khai trước 45 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền.
Chỉ tiêu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền có nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hằng năm không?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về chỉ tiêu đào tạo bổ sung như sau:
Chỉ tiêu đào tạo bổ sung
Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu đào tạo bổ sung hàng năm không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học của ngành tương ứng trong năm học đó. Chỉ tiêu đào tạo bổ sung không nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hằng năm đã được cơ sở đào tạo xác định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền hàng năm không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học của ngành tương ứng trong năm học đó.
Chỉ tiêu đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền không nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hằng năm đã được cơ sở đào tạo xác định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Y học cổ truyền như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung như sau:
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
...
3. Đối với ngành Y học cổ truyền:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
4. Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng. Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Theo đó, đối với ngành Y học cổ truyền, khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
- Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng.
Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?