Người có quốc tịch nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam xong có được đăng ký thường trú tại Việt Nam không?
- Người có quốc tịch nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ và trình tự thủ tục để người có quốc tịch nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
- Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
Người có quốc tịch nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ vào khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
"1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;"
Theo đó, 2 cháu có mẹ đẻ là công dân Việt Nam đang thường trú ở Việt Nam và có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam theo quy định nêu trên.
Nhập quốc tịch Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ và trình tự thủ tục để người có quốc tịch nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
Trường hợp 2 cháu được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam vì có mẹ đẻ là công dân Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Cơ quan có thẩm quyền xác minh nhân thân, thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ như sau:
+ Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị. Sở Tư pháp đồng thời tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp,
- Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam (trừ trường hợp xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch) trong 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam,
- Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc nhập quốc tịch Việt Nam trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Sau đó, nếu được chấp nhận cho nhập quốc tịch thì thực hiện đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về đăng ký thường trú có yếu tố nước ngoài như sau:
"1. Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam."
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
"1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký."
Theo đó, người nước ngoài đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam và thực hiện theo thủ tục quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?