Người đã được xóa án tích về tội giết người thì có được phép nhận con nuôi hay không? Bị phạt tù 15 năm về tội giết người thì bao lâu mới được đương nhiên xóa án tích?

Cho tôi hỏi anh của tôi trước đây có bị kết án, phạt tù 15 năm về tội giết người để che giấu hành vi trộm cắp của mình. Sau khi chấp hành xong án phạt và thời gian quy định nay anh tôi đã được đương nhiên xóa án tích. Bây giờ anh tôi muốn nhận nuôi con nuôi thì không biết có bị hạn chế gì hay không? Câu hỏi của anh Lộc từ Bắc Ninh.

Người phạm tội giết người để che giấu tội phạm khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất là bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:

Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định thì người phạm tội giết người để nhằm che giấu tội phạm khác thì mức truy cứu hình sự đối với người này là từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội giết người để che giấu tội phạm khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất là tử hình.

Người đã được xóa án tích về tội giết người thì có được phép nhận con nuôi hay không?

Người đã được xóa án tích về tội giết người thì có được phép nhận con nuôi hay không? (Hình từ Internet)

Bị phạt tù 15 năm về tội giết người thì bao lâu mới được đương nhiên xóa án tích?

Căn cứ Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc đương nhiên xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

Như vậy, người bị phạt tù 15 năm về tội giết người, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì sẽ được đương nhiên xóa án tích.

Người đã được xóa án tích về tội giết người thì có được phép nhận con nuôi hay không?

Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi như sau:

Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Theo quy định thì những đối tượng không được phép nhận con nuôi gồm:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Như vậy, trong trường hợp đã chấp hành xong án phạt tù và đã được xóa án tích thì anh của bạn không bị hạn chế về việc nhận con nuôi.

Tuy nhiên, anh bạn cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về việc nhận con nuôi như sau:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

(2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

(3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

(4) Có tư cách đạo đức tốt.

Nuôi con nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nuôi con nuôi
Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội giết người là tội phạm rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
Pháp luật
Cá nhân cố ý đốt quán cà phê làm chết 11 người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Làm chết 11 người chịu bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Đốt quán cà phê làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Dùng xăng đốt quán cà phê có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Đốt nhà người khác gây chết 11 người thì bị xử phạt tội gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi đốt nhà của người khác như thế nào?
Pháp luật
Người có tiền án mà đốt nhà gây chết người thì có là tình tiết tăng nặng không? Pháp luật quy định tiền án là gì?
Pháp luật
Khoản 1 tội giết người bao nhiêu năm tù? Khoản 2 tội giết người bao nhiêu năm tù? Giết người có phải tội đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Mẹ nuôi lợi dụng việc nuôi con ép con nuôi ra đường xin ăn kiếm tiền thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Chất xyanua là gì? Chỉ cần dùng một lượng bao nhiêu mg chất xyanua thì có thể giết chết một người bình thường?
Pháp luật
Chất độc xyanua thường được sử dụng để làm gì? Mua chất độc xyanua ở đâu? Nhiễm độc xyanua có nguy hiểm không?
Pháp luật
Xyanua dùng để làm gì trong công nghiệp? Chất độc xyanua nguy hiểm như thế nào? Cách nhận biết ngộ độc xyanua thông qua một số triệu chứng lâm sàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi con nuôi
3,069 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi con nuôi Tội giết người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi con nuôi Xem toàn bộ văn bản về Tội giết người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào