Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Người hiến phổi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào?

Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Người hiến phổi nhân đạo đi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào? Thẻ BHYT của người hiến phổi nhân đạo có giá trị khi nào?

Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

Người hiến phổi nhân đạo là những cá nhân tình nguyện hiến tặng phổi của mình, khi họ không còn cần sử dụng, để cứu giúp những bệnh nhân suy chức năng phổi đang cần phổi thay thế, giúp cho bệnh nhân có cơ hội được cứu sống và có cuộc sống tốt hơn.

Do đó, người hiến tạng nói chung và người hiến phổi được hưởng một số quyền lợi để ghi nhận và hỗ trợ cho sự hy sinh của họ.

Những quyền lợi này được quy định tại Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, trong đó người hiến phổi nhân đạo được hưởng quyền lợi về BHYT như sau:

Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như sau:

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
...

Như vậy, người hiến phổi nhân đạo sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách nhà nước nóng.

Ngoài ra, các chi phí khám chữa bệnh trong quá trình hồi phục sau khi hiến phổi sẽ được đảm bảo, giúp người hiến phổi yên tâm hơn về mặt sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí, được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế.

Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Người hiến phổi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào?

Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Người hiến phổi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào? (hình từ Internet)

Người hiến phổi nhân đạo đi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, chế độ hưởng BHYT cho người hiến tạng được xác định theo quy định như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, theo điểm m khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì người hiến tạng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước đóng.

Do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người hiến phổi nhân đạo sẽ thực như sau:

- Mức hưởng bằng 80% chi phải khascm chữa bệnh nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

Trường hợp người hiến tạng thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Thẻ BHYT của người hiến phổi nhân đạo có giá trị khi nào?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:

...
6. Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
...

Như vậy, thẻ BHYT của người đã hiến phổi nhân đạo có giá trị sử dụng ngay sau khi người đó hiến phổi của mình. Điều này thể hiện sự quan tâm và trân trọng của xã hội đối với những người đã đóng góp một phần cơ thể của mình để cứu sống người khác.

Hiến phổi nhân đạo
Hiến bộ phận cơ thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc chung của tư vấn hiến bộ phận cơ thể và cơ thể sau khi chết là gì?
Pháp luật
Có được lấy bộ phận cơ thể người sau khi chết khi không có thẻ hiến bộ phận cơ thể của người đó không?
Pháp luật
Chết não là gì? Một người được tuyên bố là chết não khi nào? Cơ sở y tế xác định chết não cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Người hiến phổi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có được phép đăng ký hiến bộ phận cơ thể của mình cho các cơ sở y tế ở Việt Nam không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền phòng ngủ vì nhà xa nơi hiến tạng khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể được hưởng những quyền lợi gì? Thủ tục đăng ký hiến bộ phận cơ thể người sống như thế nào?
Pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để xác định chết não là gì? Ai có quyền phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người sẽ được trích từ những nguồn kinh phí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến phổi nhân đạo
427 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến phổi nhân đạo Hiến bộ phận cơ thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến phổi nhân đạo Xem toàn bộ văn bản về Hiến bộ phận cơ thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào