Người đã tham gia bảo hiểm nhân thọ và đóng phí đầy đủ trong 3 năm rồi tự tử thì người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm có được nhận tiền bảo hiểm không?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
...
Trước đây, quy định về hợp đồng bảo hiểm tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
...
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về bảo hiểm nhân thọ như sau:
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc người mua bảo hiểm được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người được bảo hiểm sống hoặc chết).
Trước đây, quy định về bảo hiểm nhân thọ tại khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.
2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.
Theo đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm tuổi thọ, tính mạng con người.
Trước đây, quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ
Người đã tham gia bảo hiểm nhân thọ và đóng phí đầy đủ trong 3 năm rồi tự tử thì người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm có được nhận tiền bảo hiểm không?
Theo Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, nếu rơi vào các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Vậy trong trường hợp của bạn, mặc dù em trai bạn đã tự tử. Nhưng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này, em trai bạn đã đóng phí đầy đủ trong vòng 03 năm.
Vì vậy thì người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của em trai bạn (mẹ bạn) vẫn sẽ nhận được tiền bảo hiểm.
Trước đây, quy định về các trường hợp không trả tiền bảo hiểm tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?