Người đại diện cho các tổ chức tín dụng là hội viên chính thức tại Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là ai?
Người đại diện cho các tổ chức tín dụng là hội viên chính thức tại Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là ai?
Theo khoản 1 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Đại diện của hội viên tại Hiệp hội Ngân hàng.
1. Hội viên là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đó tại Hiệp hội Ngân hàng là người đại diện đương nhiên theo pháp luật cho tổ chức đó.
2. Tổ chức mới được thành lập trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập hoặc hợp nhất hai hoặc nhiều hội viên của Hiệp hội Ngân hàng, nếu không có yêu cầu khác đương nhiên là hội viên Hiệp hội Ngân hàng.
3. Trường hợp tổ chức là hội viên Hiệp hội Ngân hàng không thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều này, khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên đó với Hiệp hội Ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng.
Căn cứ trên quy định hội viên chính thức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là các tổ chức tín dụng thì người đại diện cho các tổ chức đó tại Hiệp hội Ngân hàng là người đại diện đương nhiên theo pháp luật cho các tổ chức tín dụng đó.
Người đại diện đương nhiên theo pháp luật của các tổ chức tín dụng là ai?
Theo Điều 12 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng như sau:
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Căn cứ quy định trên thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Người đại diện cho các tổ chức tín dụng là hội viên chính thức tại Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là ai? (Hình từ Internet)
Các tổ chức tín dụng bị đình chỉ hoạt động có thuộc trường hợp bị chấm dứt tư cách hội viên chính thức của Hiệp hội không?
Theo Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Chấm dứt tư cách hội viên:
1. Các trường hợp sau đây đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên:
1.1. Nếu hội viên là tổ chức thì khi tổ chức đó bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản.
1.2. Hội viên tự nguyện xin thôi không tham gia Hiệp hội Ngân hàng.
1.3. Theo quyết định của Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng với sự nhất trí của ít nhất ¾ số thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về việc chấm dứt tư cách hội viên.
2. Các trường hợp bị chấm dứt tư cách hội viên do một trong những nguyên nhân sau đây:
2.1. Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng, nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng hoặc không đóng hội phí trong 3 năm mà không được Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng cho phép miễn, giảm hoặc gia hạn.
2.2. Hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội Ngân hàng, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hiệp hội Ngân hàng;
3. Hội viên bị chấm dứt tư cách tại khoản 2 Điều này có quyền khiếu nại lên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng. Quyết định của Đại hội đồng là quyết định cuối cùng.
Căn cứ theo quy định trên thì các trường hợp đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên:
- Nếu hội viên là tổ chức thì khi tổ chức đó bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản.
- Hội viên tự nguyện xin thôi không tham gia Hiệp hội Ngân hàng.
- Theo quyết định của Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng với sự nhất trí của ít nhất ¾ số thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về việc chấm dứt tư cách hội viên.
Như vậy, các tổ chức tín dụng bị đình chỉ hoạt động sẽ thuộc trường hợp đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên chính thức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mà không phải thuộc trường hợp bị chấm dứt tư cách hội viên chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?