Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp?
- Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp?
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
- Người đại diện phần vốn nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp?
Việc kiêm nhiệm đối với người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước
...
2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:
a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp duy nhất.
Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ đánh giá xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào:
a) Điều lệ doanh nghiệp;
b) Quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm.
2. Đối với Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước căn cứ vào:
a) Quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm;
d) Việc tuân thủ các quy định của điều lệ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
(2) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm;
(3) Việc tuân thủ các quy định của điều lệ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện phần vốn nhà nước.
Người đại diện phần vốn nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền;
Hoàn thành từ 100% trở lên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
(2) Kết quả công tác của cá nhân:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
(3) Hoàn thành từ 100% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
(4) Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
(5) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?