Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
- Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
- Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không xác định được ngày, tháng sinh thì thời điểm nghỉ hưu được tính thế nào?
- Ai có trách nhiệm ra thông báo nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước?
Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
Trường hợp thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán được quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Xác định thời điểm nghỉ hưu
...
2. Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau:
a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; vợ (hoặc chồng), bố, mẹ chồng (hoặc bố, mẹ vợ), con của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước từ trần hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;
b) Không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;
c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện theo quy định đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
4. Cấp có thẩm quyền quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, trường hợp thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán thì người đại diện phần vốn nhà nước có thể lùi thời điểm nghỉ hưu lại nhưng không được quá 01 tháng.
Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán? (Hình từ Internet)
Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không xác định được ngày, tháng sinh thì thời điểm nghỉ hưu được tính thế nào?
Thời điểm nghỉ hưu của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) quy định:
Xác định thời điểm nghỉ hưu
1. Thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
Trường hợp hồ sơ không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Trường hợp Kiểm soát viên thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc áp dụng như đối với công chức. Thời gian tính để hưởng chế độ thôi việc là thời gian làm công chức; kinh phí thực hiện chế độ thôi việc do doanh nghiệp chi trả.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp trong hồ sơ của người đại diện phần vốn nhà nước không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Ai có trách nhiệm ra thông báo nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước?
Trách nhiệm ra thông báo nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thông báo và quyết định nghỉ hưu
1. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định này, cấp có thẩm quyền phải ra thông báo bằng văn bản về việc nghỉ hưu. Việc ra thông báo về thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra thông báo nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra thông báo nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
2. Trước 03 tháng tính đến thời điểm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước nghỉ hưu theo quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp phải ban hành quyết định nghỉ hưu theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm ra thông báo nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?