Người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có những nhiệm vụ nào?
- Người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có những nhiệm vụ nào?
- Quyền hạn của người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác được quy định thế nào?
- Người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có nghĩa vụ gì?
Người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP về nhiệm vụ của người đại diện như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người đại diện
1. Nhiệm vụ của người đại diện: Thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn do VNPT giao:
a) Người đại diện thực hiện quyền, trách nhiệm của VNPT đầu tư tại doanh nghiệp khác có trách nhiệm tuân thủ pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong công ty có cổ phần, vốn góp của VNPT theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của VNPT. Trong trường hợp VNPT nắm giữ cổ phần vốn góp chi phối thì người đại diện theo ủy quyền sử dụng quyền chi phối để định hướng công ty này theo chiến lược, Mục tiêu của VNPT.
b) Người đại diện ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của VNPT phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng Mục tiêu, định hướng của VNPT. Kịp thời báo cáo cho VNPT về tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành Mục tiêu, nhiệm vụ do VNPT giao hoặc những trường hợp sai phạm khác và đề xuất giải pháp để khắc phục. Sau khi giải pháp khắc phục được VNPT thông qua, người đại diện cần tổ chức thực hiện ngay để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng Mục tiêu, định hướng VNPT đã xác định.
c) Người đại diện tại doanh nghiệp mà VNPT tham gia góp vốn Điều lệ phải xin ý kiến VNPT bằng văn bản để tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác (nếu có) đối với những nội dung quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 70 và Điểm d Khoản 4 Điều 71 Điều lệ này. Trường hợp nhiều người đại diện cùng tham gia Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc) của doanh nghiệp khác thì những người đó phải thống nhất thực hiện ý kiến chỉ đạo của VNPT.
d) Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, Điều hành của doanh nghiệp khác theo Điều lệ của doanh nghiệp này.
...
Theo đó, người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 66 nêu trên.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền hạn của người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 66 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định về quyền hạn của người đại diện như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người đại diện
...
3. Quyền hạn của người đại diện:
a) Được VNPT xem xét chỉ định tham gia Hội đồng thành viên hoặc đề cử để tham gia Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp, các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Được VNPT ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần (mức vốn) được ủy quyền đại diện. Đối với các nội dung phải xin ý kiến VNPT thì sau khi có ý kiến chấp thuận của VNPT, người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của VNPT. Trường hợp có nội dung phát sinh thêm chưa xin được ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau.
c) Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), thù lao, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
d) Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin do VNPT tổ chức.
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ của doanh nghiệp theo ủy quyền.
...
Theo đó, người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có những quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 66 nêu trên.
Trong đó có quyền được VNPT xem xét chỉ định tham gia Hội đồng thành viên hoặc đề cử để tham gia Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp, các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 66 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người đại diện như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người đại diện
...
4. Nghĩa vụ của người đại diện:
a) Người đại diện tuân thủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ của doanh nghiệp do mình làm người đại diện; các quy định của VNPT trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, các quyền, trách nhiệm của mình.
b) Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của VNPT, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo kịp thời, đề xuất những giải pháp đối với VNPT về tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ; không đảm bảo khả năng thanh toán; đầu tư không đúng Mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không hoàn thành Mục tiêu nhiệm vụ do VNPT giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người đại diện vốn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư tại doanh nghiệp khác có nghĩa vụ được quy định tại khoản 4 Điều 66 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?