Người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn gì theo quy định của pháp luật?
- Người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn gì theo quy định của pháp luật?
- Nhà xuất bản cần phải chuẩn bị hồ sơ gì để bổ nhiệm tổng biên tập?
- Tổng biên tập để lộ nội dung tác phẩm trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả thì bị xử phạt hành chính như nào?
Người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn gì theo quy định của pháp luật?
Người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012, nội dung như sau:
Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản
1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
d) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:
a) Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
b) Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
c) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
Như vậy, người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn sau:
- Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
- Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn gì theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Nhà xuất bản cần phải chuẩn bị hồ sơ gì để bổ nhiệm tổng biên tập?
Nhà xuất bản chấp nhận bổ nhiệm tổng biên tập được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
1. Việc chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản là tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập thực hiện như sau:
a) Trước khi bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị chấp thuận bổ nhiệm; sơ yếu lý lịch của nhân sự dự kiến bổ nhiệm; bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm;
b) Trước khi miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có văn bản đề nghị chấp thuận miễn nhiệm, cách chức gửi Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
2. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cơ quan chủ quản nhà xuất bản xem xét miễn nhiệm, cách chức đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản khi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về hoạt động xuất bản.
Như vậy, để bổ nhiệm tổng biên tập thì nhà xuất bản cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Văn bản đề nghị chấp thuận bổ nhiệm.
- Sơ yếu lý lịch của nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
Tổng biên tập để lộ nội dung tác phẩm trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả thì bị xử phạt hành chính như nào?
Tổng biên tập để lộ nội dung tác phẩm trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với từng xuất bản phẩm;
...
Và căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, tổng biên tập để lộ nội dung tác phẩm trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả thì bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?