Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
- Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
- Khi thiên tai sạt lở đất do mưa lũ xảy ra mà có người gặp nguy hiểm thì người cứu hộ cứu nạn thực hiện các hoạt động nào?
- Sạt lở đất do mưa lũ làm hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở thì có được cứu trợ khẩn cấp không?
Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 giải thích về thiên tai như sau:
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 thì nghĩa vụ của người dân trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ được quy định như sau:
- Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn;
Không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai;
- Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương;
- Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai;
- Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai;
- Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương;
- Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp;
Phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn;
- Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai;
- Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm;
- Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền;
- Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai;
- Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình;
-Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình;
- Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.
Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Khi thiên tai sạt lở đất do mưa lũ xảy ra mà có người gặp nguy hiểm thì người cứu hộ cứu nạn thực hiện các hoạt động nào?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, khi thiên tai sạt lở đất do mưa lũ xảy ra mà có người gặp nguy hiểm thì người cứu hộ cứu nạn thực hiện các hoạt động sau đây:
- Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;
- Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;
- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;
- Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;
- Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;
- Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
- Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.
Sạt lở đất do mưa lũ làm hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở thì có được cứu trợ khẩn cấp không?
Căn cứ Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 18 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
1. Cứu trợ khẩn cấp được quy định như sau:
a) Cứu trợ khẩn cấp được thực hiện trong và ngay sau khi thiên tai xảy ra, tập trung vào thực hiện hoạt động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
b) Đối tượng được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương;
c) Nguồn lực cho cứu trợ khẩn cấp bao gồm lương thực, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước và môi trường thuộc dự trữ quốc gia; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế
Như vậy, theo quy định nêu trên, sạt lở đất do mưa lũ làm hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở thì được cứu trợ khẩn cấp theo quy định.
Nguồn lực cho cứu trợ khẩn cấp bao gồm lương thực, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước và môi trường thuộc dự trữ quốc gia; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?