Người dân có phải trả tiền cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để thực hiện chữa cháy và cứu nạn?
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 48 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
4. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
7. Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người dân có phải trả tiền cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để thực hiện chữa cháy và cứu nạn? (Hình từ Internet)
Người dân có phải trả tiền cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để thực hiện chữa cháy và cứu nạn?
Kinh phí bảo đảm hoạt động phòng cháy chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu hộ cứu nạn hoàn toàn miễn phí theo quy đinh của pháp luật. Điều đó có nghĩa, người dân gọi lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến thực hiện công tác chữa cháy và cứu hộ cứu nạn sẽ không mất bất kì một khoản chi phí nào.
Không báo cháy và gây cản trở việc thông tin báo cháy có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi không báo cháy và gây cản trở việc thông tin báo cháy được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
...
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Theo đó, hành vi không báo cháy và gây cản trở việc thông tin báo cháy có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần đối với cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?