Người dân đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Cảnh sát trật tự có quyền phạt hành chính hành vi này hay không?
Người dân đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt được quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt;
b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;
c) Để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Làm che lấp tín hiệu giao thông đường sắt;
đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;
e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong lòng đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
g) Bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình đường sắt.
...
Theo đó, phạt hành chính số tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
Người dân đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Cảnh sát trật tự có quyền phạt hành chính hành vi này hay không? (hình từ internet)
Người dân đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt buộc phải dọn dẹp sạch những rác thải này ra khỏi đường sắt đúng không?
Theo điểm a khoản 6 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử lý với hành vi đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
...
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Theo đó, người dân buộc phải đưa rác thải sinh hoạt ra khỏi đường sắt.
Cảnh sát trật tự có quyền phạt hành chính người dân đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt không?
Theo điểm l khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát trật tự như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
...
Theo đó, cảnh sát trật tự có trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với người dân đổ rác thải sinh hoạt lên đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?