Người dân khi phản ánh thông tin ở cơ sở qua ứng dụng nhắn tin trên Internet có phải dùng tên thật không?
Thông tin thiết yếu có được tuyên truyền qua ứng dụng nhắn tin trên Internet?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Nghị định 49/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua các loại hình thông tin: đài truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở; cổng hoặc trang thông tin điện tử; mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; tin nhắn viễn thông.
2. Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân thông qua các loại hình thông tin quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ứng dụng nhắn tin trên Internet là dịch vụ nhắn tin trên các nền tảng, phần mềm truy cập trên Internet.
...
Theo đó, ứng dụng nhắn tin trên Internet là dịch vụ nhắn tin trên các nền tảng, phần mềm truy cập trên Internet.
Ứng dụng nhắn tin trên Internet một trong những loại hình thông tin truyền tải trực tiếp đến người dân những thông tin thiết yếu.
Lưu ý: Theo Điều 29 Nghị định 49/2024/NĐ-CP thì nội dung tuyên truyền thông tin thiết yếu qua ứng dụng nhắn tin trên Internet như sau:
- Cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.
- Thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân.
- Trao đổi, chia sẻ thông tin thiết yếu phù hợp với yêu cầu tiếp nhận thông tin của người dân; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố, tuân thủ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Người dân khi phản ánh thông tin ở cơ sở qua ứng dụng nhắn tin trên Internet có phải dùng tên thật không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua ứng dụng nhắn tin trên Internet?
Căn theo quy định tại Điều 28 Nghị định 49/2024/NĐ-CP như sau:
Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet
Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet là cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua ứng dụng nhắn tin trên Internet bao gồm:
- Cơ quan Đảng;
- Cơ quan nhà nước,
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố.
Lưu ý: Trách nhiệm của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua ứng dụng nhắn tin trên Internet được quy định tại Điều 30 Nghị định 49/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Lựa chọn ứng dụng nhắn tin trên Internet phù hợp và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp, phổ biến, trao đổi, chia sẻ qua ứng dụng nhắn tin trên Internet theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng xã hội và quy định của pháp luật về viễn thông.
- Xây dựng quy trình tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân qua ứng dụng nhắn tin trên Internet.
- Sử dụng tên hiệu thật của cơ quan, tổ chức, thôn, tổ dân phố khi cung cấp thông tin qua ứng dụng nhắn tin trên Internet.
- Thực hiện biện pháp bảo mật tài khoản sử dụng tài khoản ứng dụng nhắn tin trên Internet và thông báo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người dân có phải dùng tên thật khi phản ánh thông tin ở cơ sở qua ứng dụng nhắn tin trên Internet không?
Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người dân khi phản ánh thông tin qua ứng dụng nhắn tin trên Internet như sau:
Trách nhiệm của người dân khi phản ánh thông tin qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet
1. Sử dụng tên, địa chỉ thật của mình khi phản ánh thông tin qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet để bảo đảm việc trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đến đúng người phản ánh thông tin.
2. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin phản ánh qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; thông tin phản ánh phải bảo đảm đúng sự thật.
3. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người dân phải dùng tên, địa chỉ thật khi phản ánh thông tin qua ứng dụng nhắn tin trên Internet để bảo đảm việc trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đến đúng người phản ánh thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?