Người dân khu vực biên giới Việt Nam được phép sang khu vực biên giới Campuchia canh tác hoa màu khi có sự cho phép của ai?
- Người dân khu vực biên giới Việt Nam có được phép sang khu vực biên giới Campuchia canh tác hoa màu không?
- Hoa màu của người dân khu vực biên giới Việt Nam bị sâu bệnh phá hoại thì có phải thông báo cho chính quyền Campuchia biết?
- Trách nhiệm của người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia khi có dịch bệnh người được quy định ra sao?
Người dân khu vực biên giới Việt Nam có được phép sang khu vực biên giới Campuchia canh tác hoa màu không?
Theo khoản a Điều 6 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 6.
a) Những người dân khu vực biên giới Bên này không được sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lây lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v…, đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên. Trường hợp sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.
b) Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới Bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nữa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thỏa thuận.
c) Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới Bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của Bên kia.
Căn cứ quy định trên thì những người dân khu vực biên giới Bên này không được sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lây lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v…, đánh cá, bắt tôm.
Tuy nhiên, trong trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên thì người dân khu vực biên giới Việt Nam được phép sang khu vực biên giới Campuchia canh tác hoa màu.
Lưu ý:
- Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới Bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nữa, nếu là hoa màu chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được làm và thu hoạch hết vụ đó.
- Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới Bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của Bên kia.
Hoa màu của người dân khu vực biên giới Việt Nam bị sâu bệnh phá hoại thì có phải thông báo cho chính quyền Campuchia biết?
Theo Điều 9 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 9.
a) Hai Bên cần có biện pháp bảo vệ rừng và cây trồng ở hai bên biên giới.
b) Khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời thông báo ngay cho chính quyền phía Bên kia biết để có biện pháp kịp thời phòng ngừa. Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
Căn cứ quy định trên thì khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời thông báo ngay cho chính quyền phía Bên kia biết để có biện pháp kịp thời phòng ngừa.
Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
Như vậy, trường hợp hoa màu của người dân khu vực biên giới Việt Nam bị sâu bệnh phá hoại thì phải thông báo cho chính quyền Campuchia biết để có biện pháp kịp thời phòng ngừa.
Người dân khu vực biên giới Việt Nam có được phép sang khu vực biên giới Campuchia canh tác hoa màu (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia khi có dịch bệnh người được quy định ra sao?
Theo khoản a Điều 10 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 10.
a) Khi có dịch bệnh người và gia súc ở một Bên, Bên đó phải có biện pháp phòng, chống kịp thời, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kia biết. Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
b) Trong thời gian có dịch bệnh người hay gia súc ở một vùng biên giới, cần tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới lân cận của hai Bên và ngừng việc mua bán, di chuyển gia súc trong khu vực biên giới đó cũng như ở các vùng lân cận. Việc tạm ngừng nói trên phải do chính quyền cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ quy định trên thì khi có dịch bệnh người ở một Bên, Bên đó phải có biện pháp phòng, chống kịp thời, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kia biết.
Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?