Người dân phản ánh chủ khai thác chợ không thu gom rác thải ảnh hưởng đến họ nhưng vẫn nằm trong phạm vi chợ thì có xử lý như thế nào?
- Người dân phản ánh chủ khai thác chợ không thu gom rác thải ảnh hưởng đến họ nhưng vẫn nằm trong phạm vi chợ thì xử lý như thế nào?
- Ủy ban nhân dân cấp xã cần làm gì khi có dân phản ánh chủ khai thác chợ không thu gom rác thải ảnh hưởng đến họ nhưng vẫn nằm trong phạm vi chợ?
- Thời hiệu xử phạt đối với chủ khai thác chợ không thu gom rác thải trong phạm vi quản lý là bao lâu?
Người dân phản ánh chủ khai thác chợ không thu gom rác thải ảnh hưởng đến họ nhưng vẫn nằm trong phạm vi chợ thì xử lý như thế nào?
Người dân phản ánh chủ khai thác chợ không thu gom rác thải ảnh hưởng đến họ nhưng vẫn nằm trong phạm vi chợ thì có xử lý như thế nào, thì theo điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;
c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.
Và theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, trường hợp chủ khai thác chợ không thu gom rác thải trong phạm vi quản lý thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó chủ khai thác chợ buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Chủ khai thác chợ không thu gom rác thải (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp xã cần làm gì khi có dân phản ánh chủ khai thác chợ không thu gom rác thải ảnh hưởng đến họ nhưng vẫn nằm trong phạm vi chợ?
Theo điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
...
Và khoản 1, khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Và khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Theo phân tích ở trên chủ khai thác chợ không thu gom rác thải trong phạm vi quản lý thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ phạt được tối đa 5.000.000 đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên Chủ tịch ủy bân nhân dân xã không có quyền xử phạt đối với chủ khai thác chợ trong trường hợp này.
Do đó khi có phản ánh của người dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ lập biên bản vi phạm hành chính rồi chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử phạt đối với chủ khai thác chợ không thu gom rác thải trong phạm vi quản lý là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với chủ khai thác chợ không thu gom rác thải trong phạm vi quản lý là 02 năm theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng có được kinh doanh dịch vụ về chữ ký điện tử chuyên dùng không?
- Có được tặng cho nhà ở đang bị kê biên bảo đảm thi hành án không? Những loại tài sản nào không được phép kê biên để bảo đảm thi hành án?
- Phụ lục 3B: Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất áp dụng đối với các dự toán mua sắm?
- Khi nào người lập di chúc cần phải có người làm chứng? Mẫu di chúc viết tay có người làm chứng mới nhất là mẫu nào?
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hình thành trên cơ sở nào? Yêu cầu chức năng của hệ thống thông tin?