Người đang chấp hành án phạt tù về tội khủng bố có được xét đặc xá nhân dịp Lễ Quốc khánh 02/9 năm nay?
Người đang chấp hành án phạt tù về tội khủng bố có được xét đặc xá nhân dịp Lễ Quốc khánh 02/9 năm nay?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 quy định đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Lễ Quốc khánh 02/9 là một những những ngày lễ lớn trong nước.
Theo Điều 12 Luật Đặc xá 2018 quy định về các trường hợp không được đề nghị đặc xá như sau:
Các trường hợp không được đề nghị đặc xá
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật này không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự;
2. Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
3. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
4. Trước đó đã được đặc xá;
5. Có từ 02 tiền án trở lên;
6. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Như vậy, trong dịp Lễ Quốc khánh 02/9 năm nay thì người đang chấp hành án phạt tù về tội khủng bố không được đề nghị đặc xá.
Người đang chấp hành án phạt tù về tội khủng bố có được xét đặc xá nhân dịp Lễ Quốc khánh 02/9 năm nay? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Luật Đặc xá 2018 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá
1. Người được đặc xá có quyền sau đây:
a) Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
b) Được chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan giúp đỡ để hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống;
c) Được hưởng các quyền khác như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
2. Người được đặc xá có nghĩa vụ sau đây:
a) Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú hoặc làm việc;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
3. Người được đặc xá là người nước ngoài có các quyền quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Theo đó, người được đặc xá có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Khung hình phạt cao nhất cho tội khủng bố là gì?
Theo Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi khoản 101 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội khủng bố như sau:
Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khung hình phạt cao nhất đối với tội khủng bố là tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?