Người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại hay không?
Người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
…
Như vậy, theo quy định trên thì người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường dùng tay bấm điện thoại thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Căn cứ tại điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
…
Như vậy, theo quy định trên thì người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, còn nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
…
Theo đó tại khoán 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Hành vi người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại cao nhất là 3.000.000 đồng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong trường hợp này.
Cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt người đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà dùng tay bấm điện thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?