Người đang là Thẩm phán thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên thi hành án dân sự hay không?
Người đang là Thẩm phán thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên thi hành án dân sự hay không?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên được quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
...
6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
7. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Như vậy, theo quy định, người đang là Thẩm phán được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt,
- Có trình độ cử nhân luật trở lên,
- Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Người đang là Thẩm phán thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên thi hành án dân sự hay không? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên thi hành án dân sự có được quyền tạm giữ người chống đối việc thi hành án không?
Quyền hạn của Chấp hành viên được quy định tại khoản 6 Điều 20 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
...
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Chấp hành viên thi hành án dân sự không có quyền tạm giữ mà chỉ được yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ nếu có người chống đối việc thi hành án.
Chấp hành viên thi hành án dân sự không được làm những việc gì?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì Chấp hành viên thi hành án dân sự không được làm những việc sau đây:
(1) Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
(2) Chấp hành viên không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án dân sự trái pháp luật.
(3) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
(4) Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
(5) Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
(6) Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(7) Có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
(7) Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao mà không có căn cứ pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?