Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có tang không?
- Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp gia đình có tang không?
- Quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là bao lâu đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã?
- Khoảng cách tối thiểu cần đảm bảo khi thực hiện quyết định cấm tiếp xúc là bao nhiêu?
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp gia đình có tang không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang,
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
...
Theo quy định trên, điều kiện để người đang bị cấm tiếp xúc có thể tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là:
- Được tiếp xúc trong trường hợp:
+ Gia đình có việc cưới, việc tang,
+ Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
+ Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Như vậy, người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp gia đình có tang.
Tuy nhiên, để người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Người đang bị cấm tiếp xúc phải gửi thông báo bằng văn bản cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
- Được người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình
Điều cần lưu ý, thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có tang không? (Hình từ Internet)
Quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là bao lâu đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy vào vụ án và thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng cũng có sự khác biệt.
Theo đó, quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là không quá 03 ngày cho mỗi lần ra quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khoảng cách tối thiểu cần đảm bảo khi thực hiện quyết định cấm tiếp xúc là bao nhiêu?
Theo Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về vi phạm quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc
1. Người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định này được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
b) Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc, người thực hiện quyết đinh cấm đến gần người bị bạo lực gia đình từ 100m trở xuống mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn sẽ được xem là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.
Như vậy, khoảng cách tối thiểu cần đảm bảo khi thực hiện quyết định cấm tiếp xúc là 100m trong trường hợp không có các tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, người bị cấm tiếp xúc còn không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?