Người đến khiếu nại khi đến nơi tiếp công dân tại Cục Bảo vệ thực vật có các quyền nghĩa vụ như thế nào?
Người đến khiếu nại khi đến nơi tiếp công dân tại Cục Bảo vệ thực vật có các quyền như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nội quy tiếp công dân; Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong quá trình tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 1800/QĐ-BVTV năm 2014, có quy đinh về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh
1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người đến khiếu nại khi đến nơi tiếp công dân tại Cục Bảo vệ thực vật có các quyền như sau:
- Trình bày về nội dung khiếu nại;
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại;
- Trường hợp người khiếu nại không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cục Bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Người đến khiếu nại khi đến nơi tiếp công dân tại Cục Bảo vệ thực vật có các nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nội quy tiếp công dân; Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong quá trình tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 1800/QĐ-BVTV năm 2014, có quy đinh về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh
…
2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì người đến khiếu nại khi đến nơi tiếp công dân tại Cục Bảo vệ thực vật có các nghĩa vụ sau:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Người muốn khiếu nại những vấn đề thuộc trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật thì đến đâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nội quy tiếp công dân; Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong quá trình tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 1800/QĐ-BVTV năm 2014, có quy đinh về thời gian và địa điểm tiếp công dân như sau:
Thời gian và địa điểm tiếp công dân
1. Cục Bảo vệ thực vật tiếp công dân thường xuyên trong giờ hành chính vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định). Công chức phòng Thanh tra-Pháp chế Cục Bảo vệ thực vật thực hiện công tác tiếp công dân.
Thời gian:
- Sáng từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút
- Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút
2. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ hai của tuần cuối tháng (nếu trùng với ngày nghỉ, lễ, tết thì chuyển sang ngày làm việc liền kề) và tiếp đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết theo quy định.
Thời gian:
- Sáng từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút
- Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút
3. Địa điểm tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân Cục Bảo vệ thực vật, địa chỉ số 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn khiếu nại những vấn đề thuộc trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật đến tại địa chỉ số 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?