Người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần bao gồm những ai? Cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần bao gồm những ai?
Theo khoản 32 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có giải thích về người điều hành tổ chức tín dụng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Căn cứ trên quy định người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần bao gồm:
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc);
- Kế toán trưởng;
- Giám đốc chi nhánh;
- Các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017), cụ thể:
(1) Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017);
- Có đạo đức nghề nghiệp;
- Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;
- Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
(2) Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017);
- Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần bao gồm những ai? Cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 38 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về quyền, nghĩa vụ của người điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng.
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.
3. Trung thành với tổ chức tín dụng; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.
4. Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
5. Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
6. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.
8. Không được tăng lương, thù lao hoặc yêu cầu trả thưởng khi tổ chức tín dụng bị lỗ.
9. Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?