Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm không được dừng, đỗ phương tiện ở những nơi nào?
- Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm cần có Giấy chứng nhận gì?
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm không được dừng, đỗ phương tiện ở những nơi nào?
Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm phải đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện chung đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 6 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Điều kiện chung đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Không vận chuyển hàng nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây cháy, nổ hoặc tạo ra các chất mới độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người trên cùng một phương tiện hoặc toa xe.
2. Có trang thiết bị che, phủ kín toàn bộ khoang chở hàng. Trang thiết bị che phủ phải phù hợp với yêu cầu chống thấm, chống cháy, không bị phá hủy khi tiếp xúc với loại hàng được vận chuyển; chịu được sự va đập và đảm bảo an toàn, hạn chế sự rò rỉ các chất độc hại và lây nhiễm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
3. Đảm bảo đầy đủ thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển như đã mô tả trong Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:
(1) Không vận chuyển hàng nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây cháy, nổ hoặc tạo ra các chất mới độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người trên cùng một phương tiện hoặc toa xe.
(2) Có trang thiết bị che, phủ kín toàn bộ khoang chở hàng.
Trang thiết bị che phủ phải phù hợp với yêu cầu chống thấm, chống cháy, không bị phá hủy khi tiếp xúc với loại hàng được vận chuyển; chịu được sự va đập và đảm bảo an toàn, hạn chế sự rò rỉ các chất độc hại và lây nhiễm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
(3) Đảm bảo đầy đủ thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển như đã mô tả trong Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm.
Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm cần có Giấy chứng nhận gì?
Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực, phù hợp với loại phương tiện ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải có Giấy chứng nhận được huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hoặc phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;
b) Có Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Như vậy, theo quy định, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải phải có Giấy chứng nhận được huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hoặc phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;
(2) Có Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
(3) Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm không được dừng, đỗ phương tiện ở những nơi nào?
Những nơi không được dừng, đỗ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm
...
3. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:
a) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc đáp ứng các điều kiện vận chuyển quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Phải mang theo Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản sao chứng thực) khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
c) Thông báo cho các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương để phối hợp xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển;
d) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển và chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm. Trong quá trình vận chuyển không được tùy tiện chuyển hàng nguy hiểm sang phương tiện vận chuyển khác, trừ trường hợp khẩn cấp do thiên tai, sự cố bất khả kháng;
đ) Không được dừng, đỗ phương tiện vận chuyển với khoảng cách dưới 100 m tại khu vực có rủi ro cao về môi trường và sức khỏe, trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.
Trong trường hợp không có người áp tải hàng nguy hiểm, người điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thêm các trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm không được dừng, đỗ phương tiện vận chuyển với khoảng cách dưới 100 m tại khu vực có rủi ro cao về môi trường và sức khỏe, trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?