Người điều khiển xe không kính chiếu hậu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe không kính chiếu hậu đối với xe máy thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe không kính chiếu hậu đối với xe ô tô thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt người điều khiển xe không kính chiếu hậu không?
Người điều khiển xe không kính chiếu hậu đối với xe máy thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe không kính chiếu hậu (xe máy) được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
...
Theo đó, người điều khiển xe không kính chiếu hậu bên trái (xe máy) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nếu xe máy chỉ lắp 01 kính chiếu hậu mà kính được lắp là kính bên trái thì người điều khiển xe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Xe không kính chiếu hậu (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe không kính chiếu hậu đối với xe ô tô thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô không đủ kính chiếu hậu được quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
...
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;
...
Theo quy định trên, người điều khiển xe không kính chiếu hậu (xe ô tô) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị buộc lắp đủ kính chiếu hậu theo đúng quy định.
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt người điều khiển xe không kính chiếu hậu không?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
...
Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 75.000.000 đồng.
Do người điều khiển xe không kính chiếu hậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000 đồng (đối với xe máy) và cao nhất là 400.000 đồng (đối với xe ô tô) nên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?