Người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm thì mức xử phạt là bao nhiêu? Nộp phạt tại chỗ khi không đội mũ bảo hiểm được quy định ra sao?
- Người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm thì mức xử phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
- Thời điểm áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính mới đối với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm kể từ khi nào?
- Vấn đề nộp phạt tại chỗ đối với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm được quy định như thế nào?
Người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm thì mức xử phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”
Như vậy , người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi vi phạm 01 trong các lỗi liên quan đến đội mũ bảo hiểm như sau:
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, theo điểm i và điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”
Như vậy , theo quy định cũ thì khi vi phạm 01 trong các lỗi liên quan đến vấn đề đội mũ bảo hiểm; người điều khiển xe máy chỉ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Có thể thấy mức phạt tại quy định mới đã tăng gần gấp đôi so với quy định cũ.
Không đội mũ bảo hiểm
Thời điểm áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính mới đối với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm kể từ khi nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Như vậy, từ ngày 01/01/2022 Nghị định 123/2021/NĐ-CP chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành. Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, cụ thể áp dụng quy định xử phạt mới đối với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Vấn đề nộp phạt tại chỗ đối với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”.
Theo đó, trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân thì có thể tiến hành xử phạt vi phạm tại chỗ và không lập biên bản. Như đã phân tích ở trên, lỗi vi phạm liên quan đến vấn đề không đội mũ bảo hiểm là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Vì vậy, bạn không thể nộp phạt tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?