Người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi nào?
- Người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi nào?
- Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông thế nào?
- Ai có trách nhiệm thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông?
Người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định về những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:
Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Theo quy định trên, người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu thì thuộc trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông thế nào?
Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA như sau:
Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (sau đây viết tắt là cơ sở xét nghiệm) tiếp nhận người được xét nghiệm quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này, kiểm tra phiếu xét nghiệm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và chuyển đến cán bộ thực hiện xét nghiệm. Trường hợp người được xét nghiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này thì phải có thêm phiếu yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cán bộ Công an theo mẫu số 02 ban hành kèm Thông tư liên tịch này.
2. Cán bộ xét nghiệm thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Cơ sở xét nghiệm cung cấp kết quả xét nghiệm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này cho cán bộ, cơ quan Công an đã yêu cầu xét nghiệm, sau đó thông báo kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm theo quy định về hồ sơ bệnh án; cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật (nếu có yêu cầu) và lưu kết quả xét nghiệm theo quy định.
Theo đó, cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tiếp nhận người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông, kiểm tra phiếu xét nghiệm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA và chuyển đến cán bộ thực hiện xét nghiệm.
Trường hợp người được xét nghiệm là người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông nên phải có thêm phiếu yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cán bộ Công an theo mẫu số 02 ban hành kèm Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA.
Cán bộ xét nghiệm thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Cơ sở xét nghiệm cung cấp kết quả xét nghiệm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA cho cán bộ, cơ quan Công an đã yêu cầu xét nghiệm, sau đó thông báo kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm theo quy định về hồ sơ bệnh án;
Đồng thời, cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật (nếu có yêu cầu) và lưu kết quả xét nghiệm theo quy định.
Ai có trách nhiệm thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông?
Việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA như sau:
- Trường hợp người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông vi phạm Luật giao thông đường bộ thì người này phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
- Việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông không vi phạm luật Giao thông đường bộ được quy định như sau:
+ Người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thẻ bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
+ Người điều khiển xe ô tô có liên quan đến vụ tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan Công an yêu cầu xét nghiệm thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?