Người điều khiển xe ô tô tải 4 tấn vượt quá tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư thì bị xử phạt như thế nào?

Cho em hỏi em điều khiển xe ô tô tải 4 tấn đi trong khu vực đông dân cư thì được chạy tối đa bao nhiêu km/h vậy? Trường hợp mà vượt quá tốc độ 25 km/h thì bị phạt như thế nào? Có bị tạm giữ phương tiện không?

Điều khiển xe ô tô tải 4 tấn đi trong khu vực đông dân cư thì được chạy tối đa bao nhiêu km/h?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ cho xe cơ giới như sau:

"Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
 Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn điều khiển xe tải 4 tấn tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa đối với từng loại đường cụ thể như sau:

- Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h;

- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h.

Người điều khiển xe ô tô tải 4 tấn vượt quá tốc độ 25 km/h trong khu vực đông dân cư thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 6 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
...“

Như vậy, theo quy định trên trường hợp bạn điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ 25 km/h thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Người điểu khiển xe ô tô tải 4 tấn vượt quá tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cứ thì bị xử phạt như thế nào?

Xe ô tô tải vượt quá tốc độ cho phép trong khu dân cư

Điều khiển xe ô tô tải vượt quá tốc độ 25km/h thì có bị tạm giữ phương tiện hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

"Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”;

Như vậy, theo quy định trên trường hợp bạn điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ 25 km/h tại khu vực đông dân cư không thuộc trường hợp phải tạm giữ phương tiện vi phạm nên bạn sẽ không bị tạm giữ phương tiện.

Bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm giao thông đường bộ thì thực hiện nộp phạt ra sao?

Theo Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:

"Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
...
2. Thủ tục nộp tiền phạt:
a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
d) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
..."

Từ quy định trên, nếu bạn có bị vi phạm trong việc tham gia giao thông thì tiến hành nộp phạt vi phạm theo thủ tục vừa nêu trên.

Vượt quá tốc độ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào thì bị xem là vượt quá tốc độ? Có trường hợp nào CSGT sẽ không phạt dù chạy quá tốc độ không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền xử lý người điều khiển ô tô là công chức vi phạm luật giao thông? Công chức có bị xử lý kỷ luật trong trường hợp này không?
Pháp luật
Điều khiển xe ô tô tải vượt quá tốc độ 6km/h so với mức tốc độ cho phép khi tham gia giao thông thì mức xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Người điều khiển xe ô tô tải 4 tấn vượt quá tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vượt quá tốc độ
878 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vượt quá tốc độ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vượt quá tốc độ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào