Người dự thi được phép đăng ký phòng thi tốt nghiệp THPT để ngồi gần người quen của mình hay không?
Việc lập danh sách thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT) (sau đây gọi tắt là Quy chế) quy định về việc lập danh sách thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT như sau:
(1) Ở mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh ĐKDT tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gắn số báo danh; lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi để xếp phòng thi;
(2) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 (hai) chữ số và 06 (sáu) chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.
Có thể thấy, việc các bạn có tên gần nhau chưa đủ để xác định các bạn có được nằm gần nhau trong danh sách thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT hay không. Vì việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi và còn căn cứ theo bài thi của những thí sinh đó. Do đó, không đủ cơ sở để chắc chắn các bạn sẽ nằm gần nhau trong danh sách thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.
Được đăng ký phòng thi khi thi tốt nghiệp THPT theo ý muốn cá nhân không?
Người dự thi tốt nghiệp THPT được đăng ký phòng thi theo ý muốn không?
Việc xếp phòng thi tốt nghiệp THPT được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế như sau:
(1) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT)
(2) Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang; riêng phòng thi cuối cùng của bài thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi có thể xếp các thí sinh dự thi các bài thi Ngoại ngữ khác nhau, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng ngoại ngữ (ngôn ngữ) khác nhau; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
(3) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
(4) Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
(5) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Theo đó, có thể thấy việc xếp phòng thi tốt nghiệp THPT phải được thực hiện theo đúng quy định trên, đảm bảo theo thứ tự về tên, bài thi của thí sinh. Do đó, việc đăng ký phòng thi tốt nghiệp THPT không thể thực hiện được.
Giáo viên trường THPT có trong thành phần Hội đồng thi tốt nghiệp THPT không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 8 Quy chế, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT, thành phần của Hội đồng thi bao gồm:
"2. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, gồm: Ban Thư ký; Ban in sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận; Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo bài thi tự luận; Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
a) Thành phần Hội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc sở GDĐT (hoặc là Phó Giám đốc sở GDĐT trong trường hợp đặc biệt); các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc sở GDĐT, lãnh đạo phòng có chức năng quản lý giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên cấp THPT và công tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT; các ủy viên là lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; trong đó, ủy viên thường trực là lãnh đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT (gọi chung là phòng Quản lý thi)"
Có thể thấy, giáo viên trường THPT không phải là một thành phần trong Hội đồng thi tốt nghiệp THPT theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nhiệm vụ của Hội đồng thi tốt nghiệp THPT là gì?
Tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế, nhiệm vụ của Hội đồng thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau:
"b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi: Tiếp nhận các túi/bì đựng đề thi gốc bài thi/môn thi còn nguyên niêm phong của Hội đồng ra đề thi từ Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, tổ chức in sao đề thi; phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế thi; coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo; thành lập các tổ để thực hiện công việc theo đề nghị của Trưởng các Ban; công bố kết quả thi theo quy định của Quy chế thi; giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức kỳ thi; báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo cấp quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi theo quy định tại Điều 52 Quy chế này; tổng kết công tác tổ chức thi thuộc phạm vi được giao; đề nghị khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định; chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi; tổ chức bảo quản, bảo đảm an toàn và bảo mật cho đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan theo quy định của Quy chế thi; báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để xử lý các tình huống vượt thẩm quyền. Hội đồng thi sử dụng con dấu của sở GDĐT;"
Như vậy, việc lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi tốt nghiệp THPT được thực hiện cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Thí sinh dự thi không được phép đăng ký phòng thi theo ý muốn cá nhân của mình. Bên cạnh đó, Hội đồng thi tốt nghiệp THPT cũng được quy định cụ thể về thành phần và quyền hạn, nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả nhất theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?