Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào trong việc giải quyết khiếu nại?
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp công dân như thế nào?
- Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền như thế nào trong việc giải quyết khiếu nại?
- Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc giải quyết khiếu nại?
Các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp công dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT quy định về việc tiếp công dân của các đơn vị trực thuộc Bộ như sau:
Tiếp công dân của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tiếp công dân ít nhất mỗi tháng một ngày và phải niêm yết công khai ngày, giờ tiếp công dân; tiếp đột xuất khi có vụ việc phức tạp.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ bố trí Phòng tiếp công dân tại trụ sở chính của đơn vị. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp công dân, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Theo quy định trên, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tiếp công dân ít nhất mỗi tháng một ngày và phải niêm yết công khai ngày, giờ tiếp công dân; tiếp đột xuất khi có vụ việc phức tạp.
Các đơn vị trực thuộc Bộ bố trí Phòng tiếp công dân tại trụ sở chính của đơn vị. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp công dân, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Tiếp công dân của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền như thế nào trong việc giải quyết khiếu nại?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
...
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ
a) Thẩm quyền của Giám đốc Đại học:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động mà người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
b) Thẩm quyền của Viện trưởng trực thuộc Bộ:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của viên chức do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật viên chức, người lao động do mình ban hành;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
c) Thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động do mình ban hành;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp dưới đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
d) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp khác, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc giải quyết khiếu nại?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 25/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Đối với Đại học và các đơn vị thành viên
a) Giám đốc Đại học có trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức thanh tra của Đại học chủ trì giúp Giám đốc Đại học thụ lý, giải quyết khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo công tác giải quyết đơn khiếu nại của Đại học và các trường thành viên với Bộ GDĐT;
b) Người đứng đầu đơn vị thành viên thuộc Đại học có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp. Tổ chức thanh tra nội bộ, cán bộ được phân công làm công tác thanh tra của các đơn vị thành viên chủ trì giúp người đứng đầu đơn vị thụ lý, giải quyết; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Giám đốc Đại học.
2. Đối với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học
Người đại diện theo pháp luật của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học có trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại, thực hiện việc báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan; tự mình hoặc phân công người thực hiện xác minh, báo cáo để quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Đối với trường đại học, cao đẳng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khác
a) Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm và người đứng đầu các đơn vị thành viên; Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khác chịu trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Tổ chức thanh tra nội bộ, cán bộ được phân công làm công tác thanh tra trong các trường đại học, cao đẳng giúp Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị thụ lý, giải quyết khiếu nại; làm đầu mối mối giúp Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Đại học và các đơn vị thành viên, đối với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học và đối với trường đại học, cao đẳng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khác được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?